Trong phần định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh có
đoạn viết: “Tư tưởng Hồ Chí Minh… là kết
quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện
cụ thể nước ta”. Hãy phân tích và chứng minh luận điểm nói trên.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm đó có nhiều luận điểm
hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Những quan điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh
vực, đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn
và giá trị to lớn.
Nhờ đứng vững trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của các nước
thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng để tiếp thu và vận dụng
chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu, bảo vệ và phát
triển sáng tạo bằng những luận điểm mới mà ở thời mình Lênin chưa
có điều kiện khám phá. Một trong những luận điểm hết sức sáng tạo
đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
đó là luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Vận dụng công thức của C. Mác: “Sự giải phóng của
giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Người đi
đến luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa – TG) chỉ
có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”.
Quan điểm của Lênin khi cho rằng: “Giai cấp vô
sản ở thuộc địa có khả năng tự giải phóng nếu có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
ở chính quốc”, Người đi đến luận điểm: “Cách mạng thuộc địa có tính độc lập
tương đối của nó và cách mạng thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng
vô sản”.
Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa phải
phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Khi cách mạng vô sản ở chính quốc
thành công thì cách mạng vô sản ở thuộc địa mới thành công. Hồ Chí Minh cho rằng,
cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có mối
quan hệ mật thiết với nhau và là quan hệ bình đẳng chứ không phải quan hệ chính
phụ, lệ thuộc. Các mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có tính chủ động và có
thể tự nổ ra khi thời cơ đến.
Hồ Chí Minh nhận thấy rằng chủ nghĩa dân tộc là
truyền thống lâu đời của các dân tộc thuộc địa. Nó tạo ra sức mạnh khổng lồ để
các dân tộc thuộc địa đấu tranh chống lại mọi ách xâm lăng.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về
thuộc địa, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra rằng: “tất cả sinh lực của
chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi
chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu
tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó,
và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách
mạng của nó” và “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ
nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”, nó gieo rắc
những chính sách áp bức, bóc lột vô cùng thâm độc lên nhân dân thuộc địa, mà
theo quy luật chung thì “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, ách áp bức càng nặng,
tinh thần đấu tranh càng cao.
So với nhân dân lao động ở chính quốc, nhân dân
lao động ở thuộc địa bị bóc lột nặng nề hơn, bị áp bức tàn nhẫn hơn. Vì thế,
khi thời cơ cách mạng đến, cách mạng thuộc địa không thể ngồi yên trông chờ sự
giúp đỡ của cách mạng vô sản ở chính quốc, mà nhân dân thuộc địa phải chủ động
“đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, Hồ
Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không những phụ
thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà nó còn có khả năng nổ ra
và giành thắng lợi trước. Đây là một quan điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn, một cống hiến rất to lớn vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã
được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn qua thắng lợi của cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì Đảng cộng sản là
sản phẩm của chủ nghĩa Mác và phong trào công nhân. Tuy nhiên, quan điểm của Hồ
Chí Minh cho rằng: “Đảng Cộng sản cViệt Nam là sản phẩm kết hợp Chủ nghĩa Mác –
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam”.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với cách mạng Việt
Nam “không những là cái cẩm nang thần kỳ, là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời
soi sáng con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi đến chủ nghĩa xã hội”.
Với ý nghĩa đó, chủ nghĩa Mác – Lênin trở thành cơ sở lý luận dẫn đường cho
cách mạng Việt Nam.
Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao vai trò của cách
mạng của giai cấp công nhân Việt Nam trong tiến trình cách mạng. Chủ nghĩa Mác
– Lênin là cơ sở lý luận của phong trào công nhân là cơ sở thực tiễn kiểm nghiệm
chủ nghĩa Mác – Lênin
Ngoài ra, Hồ Chí Minh đã nhận thấy vai trò to lớn
của phong trào yêu nước của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam.
Do đó, Người đã thêm yếu tố phong trào yêu nước vào thành cơ sở thực tiễn thứ
hai cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy với việc nhận thấy vai
trò của phong trào yêu nước và đưa nó vào thành một trong ba nhân tố kết hợp
cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm của Hồ Chí Minh được đánh
giá có ý nghĩa sáng tạo, góp phần bổ sung là phong phú thêm kho tàng lý luận của
chủ nghĩa Mác – Lênin.
Có thể thấy hệ thống quan điểm của tư tưởng Hồ
Chí Minh không phải là một sự sao chép mà là kết quả của “sự vận dụng sáng tạo
và phát triển” chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta.
Trình bày một quan điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ
Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một
hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống quan điểm đó có nhiều luận điểm
hết sức sáng tạo, thể hiện sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở nước ta. Những quan điểm sáng tạo của
Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, bao quát nhiều mặt, nhiều lĩnh
vực, đã được thực tiễn cách mạng Việt Nam chứng minh tính đúng đắn
và giá trị to lớn. Một
trong những quan điểm
sáng tạo của Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, đó là quan điểm: Cách mạng giải
phóng dân tộc cần phải chủ động, sáng tạo và có khả năng giành
thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
Như chúng ta đã biết, Mác - Ăngghen là những
người đã sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học của giai cấp
vô sản. Nếu như ở giai đoạn trước, Mác - Ăngghen chưa quan tâm nhiều
đến cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở giai đoạn đế quốc chủ
nghĩa, Lênin chú ý nhiều đến vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng
giải phóng dân tộc. Lênin nhận ra vai trò to lớn của hệ thống thuộc
địa thế giới trong việc nuôi sống và duy trì chủ nghĩa tư bản, tiềm
năng cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa, từ đó đi đến khẳng
định: Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách
mạng vô sản thế giới, của toàn bộ quá trình cách mạng thế giới
nói chung.
Nhờ đứng vững trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, xuất phát từ nhu cầu, đặc điểm của các nước
thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng để tiếp thu và vận dụng
chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh cũng đã tiếp thu, bảo vệ và phát
triển sáng tạo bằng những luận điểm mới mà ở thời mình Lênin chưa
có điều kiện khám phá. Một trong những luận điểm hết sức sáng tạo
đã góp phần làm phong phú kho tàng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
đó là luận điểm: Cách mạng giải phóng dân tộc cần tiến hành chủ
động, sáng tạo và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Vận dụng công thức của C. Mác: “Sự giải phóng của
giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân”, Người đi
đến luận điểm: “Công cuộc giải phóng anh em (tức nhân dân thuộc địa – TG) chỉ
có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản thân anh em”. Người đánh giá rất
cao sức mạnh của một dân tộc vùng dậy chống đế quốc thực dân. Người chủ trường
phát huy nỗ lực chủ quan của dân tộc, tránh tư tưởng bị động, trông chờ vào sự
giúp đỡ bên ngoài.
Quan điểm của Lênin khi cho rằng: “Giai cấp vô
sản ở thuộc địa có khả năng tự giải phóng nếu có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản
ở chính quốc”, Người đi đến luận điểm: “Cách mạng thuộc địa có tính độc lập
tương đối của nó và cách mạng thuộc địa là một trong những cái cánh của cách mạng
vô sản”.
Khái niệm “cách mạng thuộc địa” và mối
quan hệ mật thiết giữa cách mạng vô sản ở chính quốc với cách mạng
thuộc địa thực sự đã được đề cập tới trong lý luận của Lênin và
trong đường lối của Quốc tế cộng sản. Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa phải phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc. Khi cách mạng vô sản ở
chính quốc thành công thì cách mạng vô sản ở thuộc địa mới thành công. Hồ Chí
Minh cho rằng, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa và cách mạng vô sản ở
chính quốc có mối quan hệ mật thiết với nhau và là quan hệ bình đẳng chứ không
phải quan hệ chính phụ, lệ thuộc. Các mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa có
tính chủ động và có thể tự nổ ra khi thời cơ đến.
Hồ Chí Minh nhận thấy rằng chủ nghĩa dân tộc là
truyền thống lâu đời của các dân tộc thuộc địa. Nó tạo ra sức mạnh khổng lồ để
các dân tộc thuộc địa đấu tranh chống lại mọi ách xâm lăng.
Khi nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, về
thuộc địa, Hồ Chí Minh đã phát hiện ra rằng: “tất cả sinh lực của
chủ nghĩa tư bản quốc tế đều lấy ở các xứ thuộc địa. Đó là nơi
chủ nghĩa tư bản lấy nguyên liệu cho các nhà máy của nó, nơi nó đầu
tư, tiêu thụ hàng, mộ nhân công rẻ mạt cho đạo quân lao động của nó,
và nhất là tuyển những binh lính bản xứ cho các đạo quân phản cách
mạng của nó” và “nọc độc và sức sống của con rắn độc tư bản chủ
nghĩa đang tập trung ở các thuộc địa hơn là ở chính quốc”, nó gieo rắc
những chính sách áp bức, bóc lột vô cùng thâm độc lên nhân dân thuộc địa, mà
theo quy luật chung thì “ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh”, ách áp bức càng nặng,
tinh thần đấu tranh càng cao.
So với nhân dân lao động ở chính quốc, nhân dân
lao động ở thuộc địa bị bóc lột nặng nề hơn, bị áp bức tàn nhẫn hơn. Vì thế,
khi thời cơ cách mạng đến, cách mạng thuộc địa không thể ngồi yên trông chờ sự
giúp đỡ của cách mạng vô sản ở chính quốc, mà nhân dân thuộc địa phải chủ động
“đem sức ta mà giải phóng cho ta”.
Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, Hồ
Chí Minh khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa không những phụ
thuộc hoàn toàn vào cách mạng vô sản ở chính quốc mà nó còn có khả năng nổ ra
và giành thắng lợi trước. Đây là một quan điểm sáng tạo, có giá trị lý luận và
thực tiễn to lớn, một cống hiến rất to lớn vào kho tàng lý luận Mác – Lênin, đã
được chứng minh là hoàn toàn đúng đắn qua thắng lợi của cách mạng giải phóng
dân tộc ở Việt Nam.
Lấy một ví dụ, Cách mạng Tháng Tám thành công
do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định,
đó là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khôn khéo của Đảng; là sự vận dụng và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta một
cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo có phương pháp; chiến lược, chiến
thuật cách mạng thích hợp và linh hoạt. Vì thế, cho đến ngày Tổng khởi nghĩa
Tháng Tám, tuy ta chưa có đội quân chủ lực mạnh nhưng đã có đủ các loại lực lượng
vũ trang phát triển khắp nơi, ta có ưu thế về lực lượng chính trị so với kẻ
thù; Đảng đã phát huy ưu thế đó, chớp đúng thời cơ lịch sử ngàn năm có một, với
nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức khởi nghĩa khéo léo, tài tình, Đảng đã
đưa cuộc Tổng khởi nghĩa đến thắng lợi trọn vẹn trong cả nước.
Từ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của đạo
đức, hãy nêu lên tầm quan trọng của việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức sinh viên
sư phạm – những thầy cô giáo tương lai.
Hồ Chí Minh đánh giá đạo đức là cái gốc của con
người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người, như gốc của cây,
ngọn nguồn của sông suối. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng,
mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang. Hồ Chí Minh nói, không phải cứ
viết lên trán hai chữ “cộng sản” là được dân tin, dân yêu, người dân chỉ tin tưởng,
quý mến những người có cái tâm trong sáng, có đạo đức cao đẹp.
Trong sự nghiệp cách mạng xây dựng chủ nghĩa xã
hội, đạo đức được đánh giá là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ có tính nhân văn cao đẹp, trong đó con người xem
nhau là đồng chí, là anh em. Do đó, đạo đức được bổ sung sẽ tạo nên giá trị to
lớn cho chủ nghĩa xã hội. Những người cộng sản là những người trọn đời cống hiến
cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho chủ nghĩa xã hội. Do vậy, tư cách đạo đức của họ
sẽ là những mẫu mức làm đẹp xã hội và trở thành tấm gương để nhân dân noi theo.
Trong thời kỳ hiện nay, đạo đức có vai trò cực
kỳ quan trọng, giúp định hướng con người đến chân, thiện, mỹ. Nền kinh tế thị
trường một mặt giúp con người phát huy tính năng động, sáng tạo, chủ động tham
gia cống hiến cho đất nước. Mặt khác, có những yếu tố tiêu cực của kinh tế thị
trường có thể làm con người trở nên hời hợt, vô cảm trước người khác, trước vận
mệnh của đất nước, từ đó dễ rơi vào lối sống thực dụng, rơi vào chủ nghĩa cá
nhân. Do đó, đạo đức có vai trò định hướng cho con người, giúp họ phân biệt thiện
ác, tốt xấu, từ đó nhìn nhận lại bản thân, khắc phục điểm xấu, vương đến cái tốt,
trở thành những công dân gương mẫu tích cực xây dựng xã hội ngày một phồn vinh.
Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức cách mạng:
-
Trung
với nước, hiếu với dân
-
Cần,
kiệm, liêm, chính, chí công vô tư
-
Yêu
thương con người
-
Có
tinh thần quốc tế trong sáng
Quan điểm về những nguyên tắc xây dựng đạo đức
mới:
-
Nói
đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức
-
Xây
đi đôi với chống
-
Phải
tu dưỡng đạo đức suốt đời
* Lúc sinh thời Hồ Chủ Tịch rất quan tâm đến vấn
đề giáo dục, rèn luyện đạo đức cho thế hệ trẻ. Bác nói: “Có đức mà không có tài
thì làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức là người vô dụng’’. Bác còn chỉ
rằng: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả Đức lẫn Tài. Đức là đạo đức cách mạng,
đó là cái gốc rất quan trọng. Công tác giáo dục đạo đức trong trường học là một
bộ phận quan trọng có tính chất nền tảng
của nhà trường XHCN”. Như vậy Đức và Tài là hai phạm trù cơ bản để đánh giá
nhân cách của một con người. Cho nên để phát triển nhân cách phải hình thành,
rèn luyện phẩm chất đạo đức, giá trị đạo đức phù hợp.
Để phát triển giáo dục và đào tạo đạt hiệu quả
cao, trước tiên phải nâng cao chất lượng đội ng̣ũ giáo viên. Giáo viên ở bất kỳ
cấp học nào, bậc học nào cũng là người giữ trọng trách trước một thế hệ. Việc
hình thành những phẩm chất đạo đức của người thầy giáo cho sinh viên là một
trong những nhiệm vụ rất quan trọng của nhà trường sư phạm cần được quan tâm
ngay từ khi họ bước vào trường: “Tri thức có thể có được bằng cách luyện cấp tốc
trong một thời gian ngắn nhưng phẩm chất kĩ năng nghề nghiệp thì không thể có
được trong ngày một ngày hai... Những phẩm chất đó muốn có phải được tổ chức
giáo dục chặt chẽ ngay từ khi sinh viên mới bước vào trường”.
Nghề dạy học đòi hỏi rất cao yêu cầu về cả phẩm
chất và năng lực, người giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Chính vì thế những sinh viên sư phạm, những người thầy cô giáo trong tương lai
cần phải học tập, rèn luyện để có những phẩm chất đạo đức, năng lực cần thiết
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của người giáo viên trong giai đoạn cách mạng mới.
Một sinh viên sư phạm cần phải học tập và rèn
luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cần trung với nước, hiếu với dân suốt
đời, tu dưỡng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục với tư cách của một giáo viên chân
chính, đào tạo và giáo dục cả một thế hệ là đào tạo cả một Đất Nước, thực hiện
và chấp hành đúng chính sách của Đảng và Nhà nước đề ra, có lối sống lành mạnh
có văn hóa tại nơi ở và nơi công tác. Sẵn sàng cầm súng chiến đấu mỗi khi Đất
Nước lâm nguy, đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp,
giải phóng con người, sẵn sàng hi sinh vì độc lập dân tộc.
Sinh viên sư phạm cần phải tích cực ra sức học
tập để trau dồi tri thức đầy đủ, bởi chỉ có vậy mới hoành thành tốt sự nghiệp
trồng người. Làm việc phải học tập cần cù, siêng năng, làm việc có kế hoạch,
sáng tạo, có năng suất cao. Cần phải thấy rằng, giáo dục là một nghĩa vụ, trách
nhiệm của người giáo viên. Cần phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, không lãng
phí một cách vô ích. Cần phải tôn trọng giữ gìn của công và của dân, không lấy
tiền của dân, không tiêu cực, tham nhũng trong ngành giáo dục. Không tự cao tự
đại, phải biết nhận thấy khuyết điểm của mình và sửa đổi nhanh chóng để phù hợp
với các chuẩn mực đạo đức. Lương tâm nghề nghiệp phải được đề cao, phục vụ hết
mình cho giáo dục nước nhà, sống thật, không dối trá, lừa lọc,… Phải lo cho học
sinh – những mầm móng thế hệ tương lai sau này, đặt lợi ích cá nhân ra sau.
Yêu thương thế hệ học sinh, những người thân
trong gia đình, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp,… Xem học sinh như những đứa con của
mình, chăm lo và quan tâm chúng một cách chu đáo. Không nên thù hận bất kỳ ai.
Tình yêu thương dành cho những người khó khăn trong cuộc sống, ủng hộ và có những
hành động thiết thực mang tính nhân đạo, chống sự kỳ thị trong cuộc sống, yêu
thương giữa con người với con người.
Có tinh thần đoàn kết không chỉ trong toàn thể
dân tộc mà còn đoàn kết quốc tế, sẵn sàng tiếp thu những kiến thức mới bên
ngoài để áp dụng cho nền giáo dục nước nhà, trau dồi kỹ năng giao tiếp nước
ngoài trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Qua đây, cám ơn chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những
đức tính mà thế hệ sinh viên nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung cần phải học
từ Người rất nhiều, Người thực sự là tượng đài bất diệt trong lòng mỗi công dân
Việt Nam, cũng cần cám ơn Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối và chính sách phù
hợp cho đất nước đi lên con đường xã hội chủ nghĩa, một con đường bền vững
trong tương lai và khiến bạn bè quốc tế phải nể phục trong công cuộc hội nhập
toàn cầu.
Nhận thức và vận dụng tư tưởng đạo đức “cần, kiệm, liêm, chính” của Hồ Chí
Minh trong tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của bản thân hiện nay.
Trong toàn bộ cuộc đời hoạt động
cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện nghiêm minh
những đức tính cần kiệm liêm chính. Người xem đây là nguyên tắc, là phẩm chất
cơ bản có liên quan mật thiết với các nhiệm vụ và công tác hoạt động cách mạng
khác nhau và thiếu chúng thì khó dẫn đến thành công một cách trọn vẹn, triệt để.
Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm,
chính” đăng trên báo Cứu Quốc số ngày 30-5, 31-5, 1-6 và 2-6 năm 1949, ngay ở
phần mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết những vấn đề trên trong tương quan
với các quy luật của tự nhiên và xã hội bằng 6 câu thơ như sau:
“Trời có bốn mùa:
Xuân, hạ, thu, đông,
Đất có bốn phương:
Đông, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần,
kiệm, liêm, chính
Thiếu một phương, thì
không thành đất
Thiếu một đức, thì
không thành người”.
Qua đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đề cao 4 đức tính trên như điều kiện cần đối với mỗi người trong đời sống
và hoạt động xã hội. Nếu là người tham gia hoạt động cách mạng trực tiếp, 4 đức
tính ấy lại càng phải quán triệt và hành động triệt để hơn, có hiệu quả hơn,
nghiêm minh hơn. Đây là một phẩm
chất đạo đức gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người, là đại cương đạo đức
Hồ Chí Minh. Ngày nay, ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm
gương cho nhân dân theo là để đem lại hạnh phúc cho dân. Đó cũng là một biểu hiện
cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”.
Theo Bác, Cần tức là siêng năng,
chăm chỉ, cố gắng, bền bỉ trong công việc cụ thể của mình. Cần phải gắn với kế
hoạch, nếu không thì mọi việc sẽ rối tung, kém hiệu quả. Cần phải đi với
chuyên, cần cù mà dốt nát thì hiệu quả thấp, có khi trở thành phá hoại. Điều
này đến nay vẫn còn nguyên giá trị nhận thức và thực tiễn.
Về nội dung chữ Kiệm, Bác viết:
Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí, bừa bãi. Lãng phí là kẻ thù của
tiết kiệm. Hiện tại, không ít người lãng phí và lợi dụng của công để làm việc
riêng, thiếu tinh thần chí công vô tư. Đó là điều đáng trách, nếu không muốn
nói là nhỏ nhen, tầm thường, dẫn đến tham ô, lãng phí. Kiệm là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của
của nhân dân, của nước, của bản thân mình. Phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ,
nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; không xa xỉ, hoang phí, không bừa bãi,
không phô trương hình thức, không liên hoan chè chén lu bù.
Liêm, theo Bác, đó là luôn tôn trọng của công và của dân,
phải trong sạch, không
xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân, không tham
lam tiền của, địa vị, danh tiếng,
không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình, vì vật mà quang minh
chính đại, không bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiêu thụ. Chữ Liêm,
theo Bác, còn phải hiểu theo nghĩa rộng là trung với Tổ quốc, hiếu với nhân
dân. Có như thế, thì không bao giờ vụ lợi. Tất cả vì sự nghiệp của Đảng, của
dân tộc. Chữ Liêm theo tinh thần, đạo đức của người cách mạng cao cả là thế!
Nội dung của Chính, theo Bác là
“không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn. Điều gì không đúng đắn, thẳng thắn, tức
là tà”. Hiểu rộng ra là phải làm theo chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước; không làm sai, không vì lợi ích cá nhân để ngày càng phát huy điều
chính, giảm và tiêu diệt điều tà. Đối với mình – không tự cao tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ,
luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình. Đối
với người – không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới; luôn giữ
thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết, thật thà, không dối trá, lừa lọc. Đối
với việc – để việc công lên trên việc tư, việc nhà. Việc thiện thì dù nhỏ mấy
cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh.
Quan niệm về nội dung của cần, kiệm,
liêm, chính của Bác Hồ thật rõ ràng, giản dị mà sâu sắc, có giá trị lớn trong
việc vận dụng vào học tập, rèn luyện một cách sáng tạo, cụ thể của từng người,
từng cơ quan, đoàn thể trong từng hoàn cảnh khác nhau. Những nội dung trên đã
thành phẩm chất cơ bản trong tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh. Bác luôn xem 4 đức
tính trên là “chính sách lớn, đạo đức lớn”. Từng cá nhân, cơ quan, tập thể, từng
ngành nghề căn cứ vào từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, từng yêu cầu mà phải hiểu
đúng và có sáng tạo 4 đức tính ấy một cách linh hoạt, đa dạng, tránh cứng nhắc.
Bác thường nhấn mạnh và đề cao 4 loại tiết kiệm: đó là tiết kiệm tiền, tiết kiệm
sức lao động, tiết kiệm nguyên, nhiên, vật liệu, tiết kiệm thời giờ. Một yêu cầu
sinh tử của Bác là kiệm phải đi liền với cần “như hai chân của con người”. Cần
không phải chỉ thuần tuý là cần cù làm việc mà quan trọng hơn là phải có chất
lượng, có hiệu quả, có năng suất cao. Cả cuộc đời của Bác Hồ là tấm gương sáng
cho những đức tính cao đẹp nói trên. Mỗi việc làm, mỗi suy nghĩ và hiệu quả
công việc cách mạng của Bác là một bài học cụ thể, sinh động của 4 đức tính cần,
kiệm, liêm, chính mà không giấy mực nào ghi lại hết được.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta
đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ,
chúng ta phải hiểu bản chất và nội dung cụ thể của cuộc vận động lớn này. Nếu
không, dễ rơi vào hình thức chủ nghĩa, phản tác dụng. Mà muốn hiểu và làm đúng,
thì chỉ soi vào từng ý kiến, từng bài viết và từng việc làm của Bác sẽ liên hệ
thấy rõ mình làm đến đâu, hiểu đến mức nào và làm sai, vi phạm đến mức nào. Có
như thế, cuộc vận động mới đi vào chiều sâu, đúng bản chất. Những hiện tượng
tiêu cực, sai phạm của các cơ quan, cá nhân mà hàng ngày báo chí nêu là có thật,
là tiếng chuông báo động về tình trạng xuống cấp đạo đức, có nguy cơ suy đồi,
băng hoại về nhân cách trong xã hội hiện nay. Đảng và Nhà nước ta nhận thấy và
dự cảm được điều này nên đã kịp thời chấn chỉnh và có biện pháp, chính sách lớn
trong việc chống tham ô, lãng phí, chống tiêu cực – đặc biệt là trong cán bộ có
chức, có quyền. Đó là động thái đúng đắn và tích cực nhằm thanh lọc và giáo dục,
xử phạt nghiêm minh để đưa xã hội tiến lên, đem lại lòng tin cho mọi người đối
với một xã hội tốt đẹp, công bằng, dân chủ và văn minh. Muốn vậy, phải hướng
vào những mục tiêu vừa diện, vừa điểm; vừa trước mắt, vừa lâu dài; vừa vĩ mô, vừa
vi mô… mới mong đạt được hiệu quả thiết thực và triệt để. Trong muôn vàn bài học
đạo đức của Hồ Chí Minh, bài học về cần, kiệm, liêm, chính có vai trò quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta hiện
nay.
Để kết luận cho bài viết sơ lược
này, xin dẫn ý kiến của một sử gia người Mỹ – bà Stenson – nhận định về Hồ Chí
Minh: “Một số đông người đã bị tha hoá chạy theo đời sống vật chất, bất chấp cả
nhân phẩm đạo đức, coi sự hưởng thụ là mục đích của cuộc sống thì nhân loại lại
tìm về tấm gương sáng ngời nhân cách Hồ Chí Minh – một tấm gương cho mọi thế hệ
tiếp theo”. Đó chính là nền tảng, là đạo đức thuộc về thì quá khứ, hiện tại và
tương lai – Đạo đức Hồ Chí Minh
Tài liệu ôn thi Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trả lờiXóaDownload
tailieucaohoc.com
http://www.tailieucaohoc.com/2014/12/tai-lieu-on-thi-tu-tuong-ho-chi-minh.html
Bài giảng môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh T.S Hoàng Ngọc Vĩnh
Đề cương tóm tắt Tư tưởng Hồ Chí Minh ĐHKH Huế
Giáo trình Tôn giáo học đại cương ĐH Huế
Hồ Chí Minh nhà lý luận thiên tài của ĐCS Việt Nam và dân tộc Việt
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng
Đề cương ôn tập thi hết học phần Tư tưởng HCM
Ngân hàng đề dùng cho sinh viên chính quy trường ĐH Huế ôn thi hết học phần môn học Tư tưởng HCM
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sửa đổi lối làm việc
Tác phẩm " Đường Kách Mệnh "
Giáo trình giới thiệu một số tác phẩm kinh điển Tư tưởng Hồ Chí Minh NXB ĐH Huế TS Thái Ngọc Tăng
Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh Tác giả : Hoàng Ngọc Vĩnh
Minh triết Việt và minh triết Hồ Chí Minh Tác giả : Hoàng Ngọc Hiến
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh toàn tập
Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản " Tuyên ngôn độc lập " của nước Việt nam dân chủ cộng hòa
Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa của việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh với công cuộc đổi mới ở Việt Nam
Tu tưởng Hồ Chí Minh về Phụ nữ
Hồ Chí Minh với một số tôn giáo ở Việt Nam
Tìm hiểu về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Hiện thân rực rỡ của chủ nghĩa yêu nước truyền thống của dân tộc Việt Nam
Hình tượng Hồ Chí Minh trong đời sống văn hóa Việt Nam