1/5/12

Những bức ảnh thiên văn và vũ trụ đẹp nhất năm 2011

2011 là một năm đẹp ấn tượng! Năm đã mang lại cho chúng ta những khám phá mới, một sao siêu mới mới, sự kết thúc của một nguyên du hành vũ trụ của loài người, và nhiều thành tựu khác nữa. Dưới đây, chúng ta hãy nhìn là một số bức ảnh đẹp nhất trong năm do Universe Today bình chọn. Danh sách không xếp theo trật tự ưu tiên nào cả.
Bức chân dung tráng lệ đầu tiên của Trạm Vũ trụ Quốc tế và tàu con thoi Endeavour neo đậu
Bức chân dung tráng lệ đầu tiên của Trạm Vũ trụ Quốc tế và tàu con thoi Endeavour neo đậu nhìn từ tổ hợp Soyuz. Bức ảnh này do thành viên phi hành đoàn Viễn chinh 27 Paolo Nespoli chụp từ Soyuz TMA-20 sau khi nó ‘nhổ neo’ rời trạm vào hôm 23 tháng 5 năm 2011. Đây là bức ảnh đầu tiên của một tàu con thoi vũ trụ neo đậu với Trạm Vũ trụ Quốc tế. Endeavour ở bên trái. Tàu chở hàng ATV của châu Âu ở bên phải. Ảnh: NASA/Paolo Nespoli
Supernova PTF11kly trong thiên hà M101
Supernova PTF11kly trong thiên hà M101. Ảnh: Rick Johnson
Một sao siêu mới mới đã xuất hiện trong năm 2011 trong thiên hà Pinwheel, và những người quan sát bầu trời trên khắp thế giới đã cố gắng chụp ảnh nó. Nhà thiên văn học nghiệp dư Rick Johnson đã chụp bức ảnh trên. Tên gọi là SN PTF11kly, ngôi sao siêu mới Loại Ia mới được chương trình khảo sát Palomar Transient Factory (PTF) thuộc Caltech phát hiện ra trong thiên hà M101, và nằm ở cách xa chúng ta 21 triệu năm ánh sáng. Bạn có thể nhìn thấy ngôi sao siêu mới được đánh dấu trong phần phía nam của thiên hà.
Tàu Atlantis rời bệ phóng lần cuối cùng hôm 08/07/2011
Tàu Atlantis rời bệ phóng lần cuối cùng hôm 08/07/2011. Ảnh: Alan Walters (awaltersphoto.com)
Năm 2011 chứng kiến sự kết thúc của một kỉ nguyên: chương trình tàu con thoi vũ trụ nay đã là lịch sử. Nhà nhiếp ảnh Universe Today, Alan Walters, đã chụp bức ảnh này.
Một phần của tinh vân Lagoon do kính thiên văn Gemini Nam chụp
Một phần của tinh vân Lagoon do kính thiên văn Gemini Nam chụp với Quang phổ kế Đa Vật Gemini. Ảnh: Julia I. Arias and Rodolfo H. Barbá Departamento de Física, Universidad de La Serena (Chile), và ICATE-CONICET (Argentina).
Một góc nhìn mới lộng lẫy vào “Vánh đá phương Nam” trong Tinh vân Lagoon, chụp từ Đài thiên văn Gemini Nam.
Các vệ tinh và vành sao Thổ, ảnh màu
Các vệ tinh và vành sao Thổ, ảnh màu. Ảnh: NASA / JPL / SSI.
Phi thuyền vũ trụ Cassini tiếp tục gửi về những hình ảnh đẹp ngoạn mục, và bức ảnh tuyệt vời này của một bầy vệ tinh ‘nhảy dây’ trên các vành sao Thổ chỉ là một thí dụ trong số đó.
ATV2 (Johannes Kepler) khi tác ra khỏi ISS trên phông nền sân khấu của Trái đất
ATV2 (Johannes Kepler) khi tác ra khỏi ISS trên phông nền sân khấu của Trái đất. Ảnh: NASA/Ron Garan
Đây là ảnh thật hay trong phim? ATV-2 Johannes Kepler trông tựa như chiến đấu cơ X-Wing trong phim Star Wars khi nó tách ra khỏi Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Một bức ảnh mới thu từ camera HiRISE trên Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa
Một bức ảnh mới thu từ camera HiRISE trên Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa cho thấy địa hình như tiên cảnh ở gần cực bắc sao Hỏa. Ảnh: NASA/HiRISE
Những địa hình khó tin là nét đặc biệt của camera HiRISE trên Tàu quỹ đạo Trinh sát Sao Hỏa, và quan sát này cho thấy những rãnh cát được viền bởi những xoáy đẹp do những cơn bão bụi để lại. Giống hệt như trên Trái đất, những cơn bão bụi hoành hành trên khắp sao Hỏa và làm lộ ra chất liệu tối hơn bên dưới, mang lại một cái nhìn khác lạ.
Một bức ảnh mới từ ESO của tinh vân phản xạ Messier 78
Một bức ảnh mới từ ESO của tinh vân phản xạ Messier 78. Ảnh: ESO và Igor Chekalin
Đây là một “Kho báu tiềm ẩn” thu từ Đài thiên văn Nam châu Âu, từ một cuộc thi ảnh đẹp thiên văn trong đó các nhà nghiệp dư tạo ảnh từ những dữ liệu ESO chưa sử dụng. Trong bức ảnh mới này của Messier 78, ánh sáng sao rực rỡ bị phản xạ bởi những hạt bụi trong tinh vân, làm nó sáng lên với ánh sáng tán xạ màu lam và tạo ra cái gọi là một tinh vân phản xạ.
Loạt ảnh đi qua chụp hôm 20, 22 và 23 tháng 5, 2011 từ những nơi khác nhau thuộc nước Pháp
Loạt ảnh đi qua chụp hôm 20, 22 và 23 tháng 5, 2011 từ những nơi khác nhau thuộc nước Pháp, cho thấy sự thay đổi định hướng của ISS với tàu Endeavour neo đậu. Ngày 23/05, ISS đi qua bên cạnh một vết đen mặt trời lớn hơn cả Trái đất. Ảnh: Thierry Legault
Loạt ảnh này chỉ là một thí dụ thuộc một tác phẩm lớn của nhà nhiếp ảnh thiên văn người Pháp Thierry Legault. Trong sứ mệnh cuối cùng của tàu con thoi Endeavour, Legault đã đi khắp nước Đức, Pháp và Tây Ban Nha săn tìm những bầu trời trong đẹp và tầm nhìn tốt để chụp ảnh chuyến đi của tàu con thoi lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
‘Khu vườn Đá’ tại vành của Miệng hố Endeavour trên sao Hỏa
‘Khu vườn Đá’ tại vành của Miệng hố Endeavour trên sao Hỏa nhìn qua xe tự hành Opportunity. Ảnh: NASA/JPL/Caltech
Cỗ xe tự hành Opportunity hiện đang thám hiểm Miệng hố Endeavour và bức ảnh màu này thể hiện một địa hình ấn tượng trên sao Hỏa. Bức ảnh ‘khu vườn đá’ Hành tinh Đỏ này được phối màu qua bàn tay của Stu Atkinson, một thành viên của chương trình du hành vũ trụ không người lái. Đây thật ra là cánh đồng gồm những tảng đá bị ném ra sau cú va chạm tạo ra miệng hố khổng lồ này.
Những sợi khí dày đặc trong đám mây giữa các sao IC5146
Những sợi khí dày đặc trong đám mây giữa các sao IC5146. Bức ảnh này do đài thiên văn vũ trụ Herschel của ESA chụp ở bước sóng hồng ngoại 70, 250 và 500 micron. Các ngôi sao đang hình thành dọc theo những sợi khí này. Ảnh: ESA/Herschel/SPIRE/PACS/D. Arzoumanian (CEA Saclay)
Thật ra chẳng có âm thanh nào trong không gian trống rỗng giữa các sao, nhưng đài thiên văn vũ trụ Herschel đã quan sát cái tương đương vũ trụ của những vụ nổ âm học. Những sợi khí như thế này đã được nhìn thấy trước đây bởi những vệ tinh hồng ngoại khấc, nhưng chúng chưa từng được nhìn rõ để đo được bề rộng của chúng.
Một chỗ phun trào đồ sộ và ngoạn mục trên Mặt trời
Một chỗ phun trào đồ sộ và ngoạn mục trên Mặt trời, vào hôm 7 tháng 6, 2011. Ảnh: NASA/Solar Dynamics Observatory
Vào hôm 7 tháng 6, 2011, một sự kiện dữ dội và kịch tính đã xảy ra trên Mặt trời: một sự phun trào khủng khiếp, nhận ra bởi một tai lửa mặt trời và sự giải phóng những hạt năng lượng cao. Đó là một sự kiện trước đây chưa từng thấy trên Mặt trời, nhưng Đài thiên văn Động lực học Mặt trời rốt cuộc đã nhìn thấy nó.
Cực quang nhìn từ ISS
Cực quang nhìn từ ISS. Ảnh: NASA
Với hoạt động của Mặt trời đang bùng phát, chúng ta nhìn thấy nhiều cực quang. Còn nơi nào ngắm chúng tốt hơn Trạm Vũ trụ Quốc tế chứ? Bức ảnh này do nhà du hành Mike Fossum chụp cho thấy một cực quang ấn tượng, với hai tên lửa của Nga neo đậu với trạm vũ trụ ở tiền cảnh.
Đám sao NGC 2100 trong Đám mây Magellan Lớn
Đám sao NGC 2100 trong Đám mây Magellan Lớn. Ảnh: ESO
Một đám sao lộng lẫy trong Đám mây Magellan Lớn, đám sao mở NGC 2100 tỏa sáng rực rỡ, cạnh tranh cùng Tinh vân Tarantula ở gần đó. Ảnh do Kính thiên văn Công nghệ Mới (NTT) của ESO chụp.
Quang cảnh sao Hỏa ở gần Miệng hố Endeavour
Quang cảnh sao Hỏa ở gần Miệng hố Endeavour. Xe tự hành Opportunity hiện đang ở cách Miệng hố Endeavour chưa tới 120 mét và sẽ sớm đi tới Điểm Spirit. Tại Endeavour, Opportunity sẽ nghiên cứu những khoáng chất trầm tích cỗ xưa nhất đã có từ hàng tỉ năm trước và chúng có thể giữ manh mối về những môi trường có tiềm năng thích hợp cho sự sống dạng vi khuẩn. Bức ảnh này cho thấy nhiều phần của vành hố không liên tục – Mũi Tribulation ở bên phải. Ảnh: NASA/JPL/Cornell/Marco Di Lorenzo/Kenneth Kremer
Mặt trăng che khuất Kim tinh
Mặt trăng che khuất Kim tinh. Ảnh: Kevin Jung
Ảnh tia X của tàn tư sao siêu mới Tycho
Ảnh tia X của tàn tư sao siêu mới Tycho. Ảnh: NASA/CXC/Rutgers/K.Eriksen et al.
Đài thiên văn tia X Chandra đã chụp bức ảnh mới, trường sâu này bên trong Tàn dư Sao siêu mới Tycho, mang lại một cái nhìn gần như ba chiều của vật thể vũ trụ mang tính biểu trưng trên.
Sao chổ Lovejoy
Sao chổ Lovejoy. Ảnh: Barry Armstead

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét