Các nhà vật lí ở Mĩ khẳng định đã tạo ra áo tàng hình 3D đầu tiên có
thể hoạt động một mình trong không gian tự do. Cái áo tàng hình trên,
xây dựng trên một lớp vỏ “plasmon”, có thể che giấy một khối trụ cỡ bằng
điếu xì gà trước vi sóng – mặc dù hiện nay nó chỉ hoạt động đối với một
hướng phân cực vi sóng.
Áo tàng hình đã được triển khai kể từ năm 2006, khi một đội nghiên
cứu đứng đầu là David Smith tại trường Đại học Duke ở Bắc Carolina, Mĩ,
tạo ra một dụng cụ có thể dẫn hướng vi sóng thuộc một tần số rất hẹp đi
vòng quanh khu vực đường kính vài centi mét. Dụng cụ trên được xây dựng
trên một “siêu chất liệu” gồm một ma trận những bộ cộng hưởng làm biến
thiên hằng số điện môi và độ từ thẩm trong toàn bộ áo. Những biến thiên
tính chất này làm cho vi sóng bị bẻ cong vòng quạnh không gian bị che ẩn
giống như nước chảy vòng quanh một tảng đá, chỉ khác là trong không
gian 2D.
Kể từ đó, đã có rất nhiều nghiên cứu về sự tàng hình, với một mục
tiêu là phát triển một cái áo tàng hình có khả năng che giấy một vật thể
vĩ mô trong một ngưỡng rộng tần số ánh sáng nhìn thấy và trong không
gian 3D. Hồi năm ngoái, đã có một bước phát triển lớn hướng đến mục tiêu
này khi Martin Wegener và các đồng nghiệp tại Viện Công nghệ Karlsruhe ở
Đức phát triển áo tàng hình 3D đầu tiên, hoạt động trong vùng hồng
ngoại gần. Nhưng đây là một cái áo tàng hình phẳng, “kiểu thảm”, do đó
vật được che giấu phải đặt trên một bề mặt, với cái áo thì nằm bên trên.
Xét trên phương diện lí tưởng, một áo tàng hình 3D sẽ cho phép một vật
đặt cách xa một vật khác, trong không gian tự do.
Áo tàng hình plasmon (trên) và một số bộ phận cấu tạo của nó. (Ảnh: Andrea Alù)
Tàng hình plasmon
Nay Andrea Alù và các đồng nghiệp tại trường Đại học Texas ở Austin,
khẳng định vừa tạo ra được một áo tàng hình như thế. Không giống như
những thiết kế siêu chất liệu trước đây, dụng cụ trên được xây dựng trên
một khái niệm tàng hình plasmon, trong đó ánh sáng tán xạ bởi một vật
bị triệt tiêu chính xác bởi một lớp vỏ bên ngoài. Các chất liệu plasmon
có những tính chất đặc biệt ở những tần số nhất định mà bức xạ điện từ
có thể kích thích những dao động electron gọi là plasmon. Lớp vỏ đó hoạt
động vì nó có hằng số điện môi rất thấp, cho nó một hướng phân cực
ngược với hướng phân cực của vật. Do đó, mọi ánh sáng tán xạ khỏi vật sẽ
bị triệt tiêu hết, và vật dường như trong suốt.
Nhóm nghiên cứu của Alù thu được kết quả này với một khối trụ điện
môi rỗng dài 18 cm và có đường kính 2,5 cm, cấu tạo gồm tám đoạn. Ở tần
số 3 GHz, sự tán xạ của những vi sóng phân cực bị giảm hơn 9 dB đối với
ngưỡng góc 60o.
Martin Wegener nghĩ nhóm của Alù thật sự đã thực hiện được minh chứng
không gian tự do này, nhưng ông lưu ý những nhược điểm nhất định. Một
là áo tàng hình trên chỉ có thể che giấu một vật điện môi, chứ không
phải vật kim loại. Một nhược điểm nữa là áo tàng hình trên chỉ hoạt động
đối với ánh sáng vi sóng phân cực, cho nên người quan sát “phải đeo
kính phân cực vào thì mới nhận ra sự tàng hình”, ông nói.
Đòi hỏi phản ứng đẳng hướng
Tuy nhiên, Alù đề xuất rằng có một phương pháp chế tạo một áo tàng
hình tương tự đối với ánh sáng chưa phân cực. “Để dễ triển khai, chúng
tôi đã chọn một thiết kế siêu chất liệu dị hướng, và do đó nó chỉ hoạt
động với một hướng phân cực”, ông giải thích. “[Nhưng] trên nguyên tắc,
người ta có thể đi tới những thiết kế siêu chất liệu khác, thí dụ như
những môi trường dây 3D hoặc những ma trận thể vùi đẳng hướng, mang lại
một phản ứng đẳng hướng độc lập với hướng phân cực đang tác động”.
Martin McCall, một nhà lí thuyết chuyên về áo tàng hình tại trường
Imperial College London nghĩ rằng thí nghiệm trên vẫn có xa với so với
“giấc mơ” về một áo tàng hình hoạt động trong không gian 3D trong ngưỡng
rộng tần số ánh sáng nhìn thấy. “Tôi muốn nói đây là một bước phát
triển thú vị, nhưng nó chỉ mang chúng ta tiến gần thêm một bước nhỏ mà
thôi”, ông nói.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét