Bài 1. Chứng
minh rằng nội năng U của không khí trong một căn phòng không phụ thuộc vào nhiệt
độ được cung cấp bởi áp suất bên ngoài p là hằng số. Hãy tính U, nếu p bằng với
áp suất khí quyển bình thường và thể tích phòng là V = 40 m3.
Bài 2. Một
bình cách nhiệt di chuyển với vận tốc v chứa một khí có khối lượng mol là M và
tỉ số các nhiệt dung riêng Cp/CV = γ. Tính độ biến thiên
nhiệt độ khi dừng đột ngột bình khí.
Bài 3. Hai
bình cách nhiệt 1 và 2 được làm đầy bởi không khí và được nối bằng một ống ngắn
có van khóa. Thể tích bình, áp suất và nhiệt độ của không khí trong chúng là V1,
p1, T1 và V2, p2, T2.
Hãy tìm nhiệt độ và áp suất của không khí sau khi mở van.
Bài 4. Ban đầu khí Hidro được
chứa trong một bình kín có thể tích V =
5 l dưới điều kiện tiêu chuẩn và được làm lạnh bằng một lượng ΔT = 55 K. Nội
năng của khí sẽ thay đổi như thế nào và nhiệt lượng của khí bị mất đi là bao
nhiêu ?.
Bài 5. Tính
nhiệt lượng được truyền cho khí Nitơ trong quá trình nung nóng đẳng áp cho khí
để thực hiện một công A = 2 J?
Bài 6. Nung
nóng đẳng áp một lượng ΔT = 72 K của 1 mol khí lý tưởng xác định thì thu được một
nhiệt lượng Q = 1.6 kJ. Tính công mà khí thực hiện được, độ biến thiên nội năng
và giá trị γ = Cp/CV.
Bài 7. Hai
mol khí lý tưởng xác định ở nhiệt độ T0 = 300 K được làm lạnh đẳng
tích để cho áp suất khí giảm đi n = 2 lần. Sau đó là quá trình đẳng áp, khí
giãn nở cho đến khi nhiệt độ của nó quay trở lại giá trị ban đầu. Tính tổng nhiệt
lượng mà khí thu vào trong quá trình này.
Bài 8. Hãy
tính giá trị γ = Cp/CV cho một hỗn hợp khí bao gồm ν1
= 2 mol khí Oxy và ν2 = 3 mol khí Cacbonic. Giả sử các khí đều là
khí lý tưởng.
Bài 9. Hãy
tính các giá trị nhiệt dung riêng cV và cp cho hỗn hợp
khí gồm 7 g khí Nitơ và 20 g khí Argon. Giả sử các khí đều là khí lý tưởng.
Bài 10. Một
mol khí lý tưởng xác định được chứa dưới một piston không trọng lượng của một
xi lanh thẳng đứng ở nhiệt độ T. Bên ngoài piston là khoảng hở tiếp xúc với khí
quyển. Tính công phải thực hiện để quá trình đẳng nhiệt làm tăng thể tích khí ở
dưới piston n lần bằng cách nâng từ từ piston lên? Biết lực ma sát giữa piston
và thành xi lanh là rất nhỏ không đáng kể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét