4/8/15

Một số câu hỏi quan trọng cơ bản trong vật lý phân tử và nhiệt học

Những nguyên lí cơ bản của nhiệt động lực học:
1. Khái niệm quá trình thuận nghịch. Cho ví dụ.
2. Phân biệt các khái niệm: nhiệt độ, nhiệt lượng, nhiệt năng, nội năng. Cho ví dụ.
3. Phát biểu nội dung nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học. Biểu thức giải tích của nguyên lí thứ nhất và ý nghĩa của nó.
4. Thế nào là nhiệt dung riêng phân tử? Thiết lập công thức tính CV, CP.
5. Thế nào là quá trình đoạn nhiệt? Cho ví dụ. Thực tế có xảy ra quá trình đoạn nhiệt không? Vì sao?
6. Phát biểu định tính nguyên lí thứ hai của nhiệt động lực học.
7. Phân biệt động cơ nhiệt và máy lạnh. Viết công thức tính hiệu suất động cơ nhiệt và hệ số lạnh của máy lạnh.
8. Thiết lập công thức tính hiệu suất chu trình Carnot (vẽ đồ thị). Nếu chu trình Carnot làm việc ngược lại thì hệ số lạnh là bao nhiêu ứng với nhiệt độ cao nhất và thấp nhất.
9. Nêu những hạn chế của nguyên lí thứ nhất nhiệt động lực học. Cho ví dụ.
10. Phát biểu nội dung nguyên lí hai nhiệt động lực học theo Thomson và Clausius.
11. Phát biểu định lý Carnot và chứng minh.
12. Khái niệm nhiệt lượng rút gọn. Nguyên lí tăng Entropy. Tính chất và ý nghĩa của Entropy.
Khí thực
1. Sự khác nhau giữa khí thực và khí lí tưởng.
2. Thiết lập phương trình Van Der Waals cho 1 kmol khí thực. Từ đó suy ra cho 1 khối khí thực.
3. So sánh đường đẳng nhiệt lí thuyết và đường đẳng nhiệt thực nghiệm. Vẽ hình.
4. Khái niệm và ý nghĩa của trạng thái tới hạn. Cách xác đinh các thông số tới hạn: p, V, T.
5. Thiết lập công thức tính nội năng của 1 kmol khí thực theo T, V. Từ đó suy ra nội năng của một khối khí thực.
6. Thế nào là hiệu ứng Joule – Thomson và nêu ứng dụng.
Những tính chất của chất lỏng
1. So sánh tính chất chung của chất lỏng với chất khí và chất rắn.
2. Nêu cấu trúc chuyển động của phân tử chất lỏng.
3. Nêu sự hình thành và tính chất của áp suất phân tử của chất lỏng.
4. Khái niệm về năng lượng mặt ngoài và lực căng mặt ngoài. Cho ví dụ.
5. Phân biệt các điều kiện dính ướt và không dính ướt. Nêu ứng dụng.
6. Khái niệm và biểu thức tính áp suất phụ cho mặt ngoài chất lỏng là hình bất kì, hình cầu, hình trụ.
7. Nguyên nhân nào làm cho mực chất lỏng dâng lên hay hạ xuống? Khái niệm hiện tượng mao dẫn, tính độ cao h của chất lỏng dâng lên hay hạ xuống và nêu ứng dụng.
Chất rắn
1. Tính chất chung của chất rắn, so sánh chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
2. Nêu cấu tạo và phân loại mạng tinh thể.
3. Công thức tính nội năng, nhiệt dung chất rắn kết tinh đơn chất và hợp chất.
4. Giải thích nguyên nhân chủ yếu của sự giãn nở nhiệt và sự biến biến dạng của chất rắn. Nêu ứng dụng.
5. Thế nào là pha vật chất? Khái niệm và phân loại sự chuyển pha. Cho ví dụ.
6. Khái niệm ẩn nhiệt. Cho ví dụ. Thiết lập phương trình Claperon – Clausius. Nêu ý nghĩa.
7. Đồ thị pha và điểm ba.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét