Mục đích
Hãy đặt ra mục đích cho riêng bạn. Nếu không có mục đích bạn sẽ tập trung vào đâu để đảm bảo rằng bạn đang làm việc ngày một tốt hơn. Tuy nhiên chỉ thế thôi thì chưa đủ. Các mục đích của bạn phải khôn ngoan, tức là có thể đạt được và không đưa bạn tới thất bại.
Một điều quan trọng là bạn phải gắn bó với mục đích của mình. Đừng thay đổi chỉ sau những khó khăn hay trở ngại đầu tiên. Tuy nhiên, trong trường hợp hoàn cảnh khách quan thay đổi hoặc bạn nhận ra sai lầm, hãy sẵn sàng thay đổi, nhưng nhớ phải khôn khéo. Nếu mục đích bị thay đổi liên tục, hãy đánh giá lại khả năng xây dựng mục đích của bạn.
Tập trung
Để thực hiện tốt công việc của
mình, bạn phải tập trung và chú tâm tới công việc đó. Sự sao nhãng sẽ
làm giảm hiệu suất của bạn và dẫn tới những sai lầm có thể khiến nhiệm
vụ của bạn thất bại hoàn toàn. Nếu bị sao nhãng, hãy ngừng ngay công
việc và tìm ra nguyên nhân. Thường thì điều này nói dễ hơn làm, nhưng thực ra cũng không khó thực hiện. Nguyên nhân có thể chỉ đơn giản là sự mệt mỏi, nếu vậy hãy nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng trước khi tiếp tục công việc.
Chuẩn bị
Nếu như chỉ có một bí mật
duy nhất đưa tới thành công, thì đó chính là sự chuẩn bị. Có sự chuẩn
bị, bạn sẽ có thể có vị trí thuận lợi nhất để thực hiện nhiệm vụ với ít
khó khăn nhất. Bạn càng chuẩn bị kỹ bao nhiêu, nhiệm vụ của bạn càng trở
nên dễ dàng bấy nhiêu. Thời điểm
Người ta thường nói “Thời điểm là tất cả”. Có thể thời điểm không phải là tất cả nhưng thời điểm thực sự là một thành phần trọng yếu của thành công. Trong kinh doanh, nếu bạn mua bán cổ phiếu không đúng thời điểm, bạn có thể thua lỗ hàng triệu đô.
Phương pháp duy nhất để nắm bắt được thời điểm là qua kinh nghiệm và sự lặp lại. Nhờ đó thời điểm chính là giác quan thứ sáu của bạn.
Thái độ
Thái độ của một người thành công là thái độ có thể làm. Dĩ nhiên thái độ có thể làm là thái độ của một người tự tin, tự tin lại đến từ những thành quả đạt được. Có vẻ nghịch lý khi để thành công người ta phải có tự tin nhưng để có tự tin người ta phải thành công. Vì lí do đó, mỗi người nên bắt đầu với những nhiệm vụ nhỏ có khả năng thành công cao để tạo dựng niềm tin. Sau đó sẽ là những dự án phức tạp.
Chấp nhận rủi ro
Rủi ro ở đây dĩ nhiên là rủi ro đã được tính toán chứ không phải rủi ro của một ván bạc. Trong cuộc sống hiện đại luôn biến đổi, bạn sẽ có lúc phải đưa ra quyết định khi không có đủ thông tin. Càng ít thông tin, rủi ro càng lớn, và phần thưởng hoặc bất lợi cũng lớn theo.
Thực tế cho thấy tất cả những người thành công đều thích và làm những việc chứa rủi ro, tuy nhiên họ không thích sự rủi ro bản thân nó, và họ cố gắng giảm rủi ro có thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét