Kỹ năng học tập trên lớp
Nghe giảng: Để tập trung nghe giảng nắm được bài
ngay trên lớp không phải là một việc đơn giản và dễ dàng. Hơn nữa, việc
tập trung được hay không đôi khi còn phụ thuộc vào thầy giáo, bài giảng
hay các nguyên nhân chủ quan khác. Chỉ có cách bạn phải luyện tập, tránh
để bản thân bị phân tâm.
Tốt nhất bạn nên chọn vị trí gần thầy cô, vừa có thể nghe rõ hơn, vừa có
khả năng ít nói chuyện. Việc phát biểu hay đặc câu hỏi cho thầy cô giáo
cũng là một cách khiến chúng ta tập trung hơn. Để phát biểu tốt thì hãy
ghi những câu nhận xét hay phát biểu vào một tờ giấy trước khi phát
biểu.
Ghi chép: Cần phải viết nhanh hơn, dùng nhiều ký tự
viết tắt hơn. Không cần phải ghi tất cả những gì thầy cô nói. Hãy dành
thời gian để nghe các thầy cô giải thích kĩ hơn về định nghĩa, khái
niệm, cách chứng minh… Chỉ ghi chép những gì mà chúng ta chưa biết,
những điều quan trọng mà sách không có. Ngoài ra, vở của người bạn học
sẽ là tài liệu hữu ích vì có thể lúc đãng trí bạn bỏ sót một chi tiết
quan trọng trong bài giảng.
Kỹ năng học ở nhà
Cần tìm một chỗ yên tĩnh, tránh tiếng ồn. Bạn nên chọn một thời gian học
cố định và tạo cho mình thói quen học thời gian đó. Ngoài ra, cần có
lịch học thật hợp lý, kết hợp giữa học tập và giải trí như có thể một
bản nhạc nhẹ nhàng, hoặc một bài tập thể dục.
Nếu bạn học phải phần khó hiểu thì để lại, học những phần khác dễ hiểu hơn, sau khi thư giãn, thoải mái thì học tiếp.
Để ghi nhớ tốt
Để có một trí nhớ tốt hãy chọn cho mình một thói quen như khi đến trường
kiểm tra sách vở; nên ghi danh sách các việc cần làm vào một tờ giấy
nhỏ và thỉnh thoảng kiểm tra xem tiếp theo mình cần phải làm gì.
Để ghi nhớ tốt trong việc tiếp thu kiến thức thì cùng bạn bè thảo luận
về một vấn đề cùng quan tâm. Ngoài ra, ghi nhớ qua các chi tiết quan
trọng, các key words, các hình ảnh minh họa.
Kỹ năng đọc sách
Đọc sách là kỹ năng không thể thiếu bởi học đại học sẽ phải học rất
nhiều. Theo đó, đầu tiên các bạn phải chọn một khối lượng vừa đủ để bắt
đầu, cố gắng nắm được cách bố trí, hệ thống của tư liệu, nếu có phần tóm
lượt của tư liệu thì cần phải đọc ngay nó. Sau đó, đọc những gì bạn
hiểu rõ nhất để xác định độ khó, chừa lại những gì không hiểu. Đừng nản
chí nếu không hiểu.
Bạn nên dùng bút đánh dấu những chỗ quan trọng hay chưa hiểu để có thể
xem lại. Trong khi đọc, thỉnh thoảng dừng đọc và đặt những câu hỏi kích
thích và tự tìm câu trả lời.
Kỹ năng giải tỏa stress
Bằng cách nghỉ ngơi, thư giãn, tạo cho mình một khoảng thời gian ngắn
mỗi ngày hoặc vận động như đi bộ, tập thể dục, trò chuyện cùng bạn bè.
Sau khi đã cảm thấy thoải mái hơn hãy bắt đầu giải quyết vấn đề, xem
xung quanh bạn có việc gì mà bạn có thể thay đổi để xoay chuyển tình
hình. Đừng để tâm vào những việc lặt vặt.
Ngoài ra, phải ngủ đủ giờ, hãy luôn cố gắng suy nghĩ tích cực như: Tại
sao phải “ghét” khi mà “một chút xíu không thích”; Tại sao lại phải “lo
cuống lên” khi mà “hơi lo một tẹo”; Tại sao phải “giận sôi người” khi mà
“hơi giận một chút” là đủ? Tại sao “đau khổ tột cùng” khi mà bạn chỉ
cần “buồn một tẹo”…
Kỹ năng chuẩn bị và làm bài kiểm tra
Phương pháp ghi bài và tiếp thu được 70 - 80% bài giảng của thầy cô là
bạn đã thành công một nửa rồi đấy. Bước vào kỳ thi, đầu tiên bạn phải
xác định các tài liệu liên quan để ôn tập; sắp xếp những gì ghi chép
được, hệ thống hóa kiến thức, ước lượng xem cần bao lâu để ôn tập. Chia
nhỏ những gì bạn học thành từng phần.
Học 3 tiếng buổi sáng, 3 tiếng buổi chiều sẽ hiệu quả hơn ngồi học cả
ngày. Hoặc bạn có thể ôn theo nhóm, điều này giúp bạn có điều kiện để
hoàn thiện cả những phần quan trọng mà nếu học một mình bạn rất dễ bỏ
qua. Bạn nên thu xếp một buổi tổng ôn tập trước khi thi. Đặc biệt, bạn
nên chú ý đến những thông tin được các thầy, cô chỉnh sửa đến mọi hướng
dẫn về học tập.
Đôi khi các bạn quá bận vào một công việc nào đó mà sao nhãng việc học.
Khi còn ít thời gian để ôn tập thì học nhồi nhét. Đầu tiên hãy xem trước
tất cả những tài liệu mà bạn cần phải học, lướt qua các chương để nắm
được ý chính, bỏ qua những phần mà bạn không có thời gian xem lại.
Có một cách rất hay để bạn tiếp cận là: Chọn 5 tờ giấy, chọn 5 ý chính
hoặc chủ đề chính, viết tên ý chính vào phía trên của mỗi tờ giấy, sau
đó so sánh đáp án của bạn với đáp án. Tiếp theo, biên soạn hoặc viết lại
những hiểu biết của bạn về từng chủ đề dựa theo những tài liệu mà bạn
đã đọc. Đánh số từng trang những tài liệu mà bạn có từ 1- 5 theo thứ tự
giảm dần của mức độ quan trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét